'Bóng đá Việt Nam đang sở hữu những khối 'tài sản' khổng lồ!'
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.Cúp truyền hình: Hai tay đua nổi tiếng bị cảnh cáo vì gây gổ sau vạch đích
Theo báo cáo kết quả kinh doanh, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX) năm vừa qua đạt tổng doanh thu hơn 2.239 tỉ đồng, tăng 17% so với năm 2023. Trong đó, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đóng góp gần 1.680 tỉ đồng và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đóng góp gần 519 tỉ đồng. Doanh thu hoạt động nghiệp vụ gần như đi ngang so với năm trước, đạt 2,6 tỉ đồng trong khi doanh thu tài chính giảm tới 38%, còn hơn 38 tỉ đồng.Năm vừa qua, dù tăng khá mạnh song chi phí của VNX vẫn được giữ ở mức 2 con số, ghi nhận hơn 34 tỉ đồng. Theo đó, lợi nhuận trước thuế vẫn tăng 16% so với năm trước, đạt xấp xỉ 2.205 tỉ đồng và lãi sau thuế gần gần 2.204 tỉ đồng. Tương ứng mỗi ngày Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam thu lãi ròng hơn 6 tỉ đồng.Đáng chú ý, con số này không chỉ vượt xa kế hoạch ban đầu mà còn cao hơn cả chỉ tiêu mới cập nhật theo ý kiến của Bộ Tài chính cập nhật - đơn vị đại diện Nhà nước sở hữu 100% vốn tại VNX. Ban đầu, VNX đặt mục tiêu lãi sau thuế hợp nhất 1.423 tỉ đồng. Tuy nhiên, nhờ tình hình kinh doanh khả quan, công ty đã hoàn thành 87% chỉ tiêu lợi nhuận chỉ sau nửa năm. Do đó, cuối năm 2024, VNX đã mạnh tay nâng chỉ tiêu lợi nhuận thêm 40% lên 1.987 tỉ đồng. So với mức này, kết quả thực tế vẫn vượt 11% kế hoạch. Đây cũng là khoản lãi kỷ lục của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam kể từ khi thành lập đến nay.Kết quả kinh doanh vượt bậc của VNX được ghi nhận trong bối cảnh thanh khoản toàn thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì mức tăng trưởng 2 chữ số, chủ yếu được thúc đẩy trong giai đoạn đầu năm. Trong khi đó, số lượng tài khoản chứng khoán cũng tăng mạnh với hơn 2 triệu tài khoản mở mới. Tính đến cuối năm 2024, tổng số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán tại thị trường Việt Nam đạt khoảng 9,3 triệu đơn vị. Tổng cộng cả năm vừa qua, chỉ số VN-Index cũng tăng 12%...
Bệnh trĩ - hiểu đúng bệnh, trị đúng cách
Tháng 5.2009, Công ty TNHH Bệnh viện Hoàng Tuấn (Hoang Tuan Hospital Company Limited) ra đời với cơ sở đầu tiên là Trung tâm y khoa Hoàng Tuấn tại số 33 Nguyễn Hùng Phước, P.1, TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Trung tâm khiêm tốn với 4 bác sĩ, 8 điều dưỡng, kỹ thuật viên, mang theo khát vọng lớn lao về một dịch vụ y tế chất lượng ngay tại quê hương.Năm 2013, trước nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng, Trung tâm y khoa Hoàng Tuấn chuyển đến cơ sở mới khang trang hơn tại số 80A Lê Hồng Phong - 27/6 Trần Hưng Đạo, P.3, TP.Sóc Trăng.Cột mốc đáng nhớ tiếp theo là ngày 9.8.2015, trung tâm chính thức trở thành Bệnh viện đa khoa Hoàng Tuấn với quy mô 60 giường, được Bộ Y tế thẩm định và phê duyệt. Đây là bệnh viện tư nhân đầu tiên tại Sóc Trăng, mở ra bước ngoặt mới cho sự phát triển y tế của tỉnh Sóc Trăng, đặc biệt là về xã hội hóa y tế.Chỉ riêng năm 2023, Bệnh viện đa khoa Hoàng Tuấn đã tiếp nhận hơn 700.000 lượt khám ngoại trú, hơn 10.000 lượt điều trị nội trú, thực hiện hơn 1.500 ca phẫu thuật và chào đón hơn 500 em bé ra đời.Kỹ sư Nguyễn Hoàng Tuấn, Tổng giám đốc Công ty TNHH Bệnh viện Hoàng Tuấn, từng chia sẻ, tâm nguyện ban đầu của ông và vợ là bác sĩ Nguyễn Kỷ Đoan Nghi, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hoàng Tuấn chỉ đơn giản là mở một cơ sở y tế tư nhân phục vụ bà con. Với triết lý "Làm thế nào để mọi người dân đều có thể tiếp cận dịch vụ y tế tốt mà chi phí hợp lý nhất" và với slogan "Được phục vụ quý khách là danh dự của chúng tôi!", hệ thống y tế Hoàng Tuấn đã dần hình thành.Từ một trung tâm y khoa với 4 bác sĩ và 8 điều dưỡng, kỹ thuật viên, đến nay, Công ty TNHH Bệnh viện Hoàng Tuấn đã phát triển thành hệ thống 6 cơ sở y tế gồm: Bệnh viện đa khoa Hoàng Tuấn tiếp nhận 1.600 - 1.800 lượt khám ngoại trú mỗi ngày; Trung tâm an dưỡng Hoàng Tuấn, mô hình tiên tiến hợp tác cùng 2 bệnh viện của Hàn Quốc trong chuyển giao kỹ thuật y khoa, nghiên cứu và điều trị; Trung tâm y khoa Hoàng Tuấn Vĩnh Châu mang dịch vụ y tế đến vùng ven biển xa xôi tỉnh Sóc Trăng; Phòng khám đa khoa y dược cổ truyền Hoàng Tuấn cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh y học cổ truyền cho người dân nói chung và bà con an dưỡng tại Trung tâm an dưỡng Hoàng Tuấn nói riêng; Trung tâm sức khỏe nghề nghiệp Hoàng Tuấn chuyên khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp.Tháng 2.2025, Công ty TNHH Bệnh viện Hoàng Tuấn sẽ đưa vào hoạt động Trung tâm y khoa Hoàng Tuấn Hậu Giang tại TP.Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang để đánh dấu bước phát triển của hệ thống khi tiếp tục mở rộng địa bàn.Đặc biệt, dự án Bệnh viện đa khoa Hoàng Tuấn - Ngã Năm (TX.Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) với quy mô gấp đôi bệnh viện hiện tại, tọa lạc tại vị trí giao thoa giữa 3 tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, sẽ chính thức khởi công vào tháng 4.2025 và dự kiến đưa vào hoạt động quý 1/2027.Gần 16 năm hình thành và phát triển, Công ty TNHH Bệnh viện Hoàng Tuấn đã ghi dấu ấn đậm nét trong bức tranh y tế của tỉnh Sóc Trăng. Với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, tâm huyết, hệ thống y tế trực thuộc công ty đã trở thành những địa chỉ khám, điều trị tin cậy, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng và mang đến sự an tâm cho người dân.
Khi nộp hồ sơ các trường lưu ý là trong sổ thi đấu do VFF cấp đều phải có xác nhận của lãnh đạo nhà trường (ban giám hiệu ký tên đóng dấu hoặc Đoàn thanh niên ký tên đóng dấu nếu đã được ủy quyền), hình các thành viên tham gia giải dán trên sổ phải đóng dấu giáp lai. Cùng với sổ đăng ký thi đấu, danh sách thi đấu sẽ là giấy khám sức khỏe của cầu thủ. Giấy này chỉ cần trung tâm y tế quận, huyện xác nhận đủ sức khỏe thi đấu là được.
Khám phá ứng dụng Camera mới trong iOS 14
Sáng 20.2, HĐND tỉnh Đồng Tháp khóa X tổ chức kỳ họp đột xuất lần thứ 12 để kiện toàn công tác nhân sự và giải quyết những nội dung quan trọng, cấp bách liên quan đến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tỉnh Đồng Tháp.Theo đó tại kỳ họp, các đại biểu HĐND tỉnh Đồng Tháp đã bỏ phiếu bầu ông Phạm Văn Chuẩn (55 tuổi), Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Sa Đéc, giữ chức Phó chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Tháp nhiệm kỳ 2021 - 2026 thay cho bà Nguyễn Thị Kim Tuyến, nguyên Phó chủ tịch HĐND tỉnh. Bà Nguyễn Thị Kim Tuyến được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp điều chuyển giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo - Dân vận Tỉnh ủy Đồng Tháp vào đầu tháng 2.2025.HĐND tỉnh tiến hành miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Phạm Thiện Nghĩa (đã được Ban Bí thư T.Ư Đảng cho nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng từ ngày 15.2); miễn nhiệm chức vụ Phó chủ tịch HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với bà Nguyễn Thị Kim Tuyến.HĐND tỉnh Đồng Tháp đồng thời biểu quyết miễn nhiệm làm đại biểu HĐND tỉnh đối với ông Phạm Thiện Nghĩa và ông Lê Thành Công (nguyên Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, được Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng từ đầu năm 2025).Phát biểu tại kỳ họp, ông Phan Văn Thắng, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Tháp, ghi nhận và đánh giá cao sự đóng góp của các ông Phạm Thiện Nghĩa, Lê Thành Công và bà Nguyễn Thị Kim Tuyến cho hoạt động của HĐND tỉnh và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua.Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Đồng Tháp cũng biểu quyết điều chỉnh Nghị quyết số 50 ngày 5.12.2024 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp năm 2025, gồm 22 chỉ tiêu chủ yếu. Trong đó, điều chỉnh tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng ít nhất 8,0%, cao hơn Nghị quyết số 50 của HĐND tỉnh trước đó đã đề ra là 7,5%; điều chỉnh GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành từ 85,14 triệu đồng thành 84,63 triệu đồng theo giá thực tế; điều chỉnh tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn so với GRDP từ 23,8% thành 24 % và điều chỉnh giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 2,2 tỉ USD so với Nghị quyết số 50 trước đây mục tiêu chỉ đạt 1,95 tỉ USD.Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Đồng Tháp cũng thông qua Nghị quyết về tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Đồng Tháp từ 17 đơn vị sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy còn 12 đơn vị. Đồng thời, xem xét điều chỉnh giao biên chế công chức của tỉnh Đồng Tháp năm 2025 cho hợp lý.